Category Archives: Về những thứ linh tinh lang tang

Obama ăn những món sushi gì khi đến Nhật?

Tiêu chuẩn
Tổng thống Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dùng bữa tối tại Nhà hàng Sukiyabashi Jiro ở Tokyo, một trong những nhà hàng sushi ngon nhất trên thế giới. Nhà hàng Sukiyabashi Jiro do bậc thầy Jiro Ono 89 tuổi mở ra. Bên cạnh nhà hàng 3 sao do thanh tra Michelin xếp hạng, Jiro được ca tụng là một trong những đầu bếp bậc thầy sushi hàng đầu trên thế giới trong bộ phim tài liệu “Jiro, Những giấc mơ của sushi” năm 2011.

Giá cho 20 món sushi tại nhà hàng rất đắt – gần $300 và chỉ kéo dài khoảng từ 15 – 20 phút bởi vì các món được phục vụ liên tiếp với tốc độ rất nhanh. Bữa tối của Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe tại nhà hàng 10 chỗ ngồi, nằm gần trạm tàu điện ngầm, kéo dài 1,5 tiếng. Obama đã nhận xét “Nhà hàng có các món sushi tuyệt ngon.”

Một blogger chuyên viết về ẩm thực với nick name Little Meg đã thưởng thức tại nhà hàng Sukiyabashi Jiro tại Tokyo vào cuối năm ngoái và chụp các món sushi qua ứng dụng Instagram.

1. Hirame là sushi cá bơn dùng làm món khai vị. Miếng cá được đặt ở trên món cơm nổi tiếng của bậc thầy Jiro và có vị hơi chua (vị của giấm) để bổ trợ thêm mùi vị cho cá.

2. Sumi Ika, hay mực, hơi dai một chút nhưng có mùi vị rất tươi ngon.

3. Buri hoặc Cá ngừ đuôi vàng được phủ nhẹ nước sốt tương.

4. Cá ngừ trifecta trưởng thành 10 ngày được chế biến thành nigiri cá ngừ. Quy trình chế biến từ cá ngừ nạc để tăng thêm độ béo ngậy. Bếp trưởng bắt đầu bằng Akami hoặc cá ngừ nạc.

5. Chu-toro, hay cá ngừ béo trung bình

6. Oo-toro, hay cá ngừ đặc biệt béo. Món sushi này tan trong lưỡi và tẩm thêm vị wasabi giữa cá và cơm.

7. Kohada (Cá trích) hoặc Gizzard Shad (một loại thuộc họ cá trích nhỏ dùng trong sushi).

8. Akagai (Sò huyết) và Saba (Cá thu).

9. Aji (Cá sòng) cân bằng vị nhẹ của cá với cơm.

10.Tôm hùm Nhật Bản (Kuruma Ebi)  được cắt thành 2 phần, một phần đầu và phần đuôi.

11. Trai Hamaguri hơi dai được phết nhẹ một lớp nước đường, gia tăng thêm gia vị.

12. Cá mòi Iwashi ngon tuyệt. Đây là loại cá biển ăn rất tươi ngon.

13. Lớp rong biển cứng và giòn bên ngoài bao phủ cầu gai Uni. Giống kem, đây là một món ăn nổi bật cho các thực khách dùng bữa.

14. Ikura (Trứng cá hồi) và Kobashira (sò điệp nhỏ).

15. Anago, một loại cá chình biển, tan trong miệng. Vị rất ngọt, và các đầu bếp khuyến khích ăn cá này không dùng với nước sốt tương.

16. Cuối cùng là Tamago hay bánh trứng xốp. Đặc điểm nổi bật của món này là hương vị ngọt và lớp bên trong mượt và xốp.

17. Sau khi rời quầy sushi, ở chiếc bàn phía sau, thực khách có thể dùng dưa hấu và trà.

Dịch bởi ionovietnam.com
Theo Business Insider đăng ngày 24/04/2014

Gió ơi gió ơi bay lên…

Tiêu chuẩn

Mình thích Chiều một mình qua phố qua phiên bản Tôn Thất Sơn, 3 năm rồi nghe lại bài này mình vẫn thấy thích Sơn hát hơn cả, bằng những luyến láy rất riêng, duyên dáng, hợp tình, tiếng hát Sơn tha thiết vừa đủ và chắc chắn là quyến rũ, ca từ của bài hát cứ vang lên buồn buồn, nhỏ nhẹ mà vẫn nam tính… Chiều một mình qua phố – ai đã từng có những chiều âm thầm đếm từng gót buồn trên hè phố, mắt cay vì bụi phố, thảng thốt nhớ tên em trong nắng mềm đã tắt từ lâu….  thì sẽ thấy ở version này một tinh thần đương đại, buồn nhớ mà không bi lụy, có chăng chỉ là khêu lên những nỗi niềm nhớ thương da diết khôn nguôi…

Mắm mực & chén đĩa

Tiêu chuẩn

Saigon cả tuần nay mưa suốt, trời lành lạnh, tự dưng nhớ món mắm mực hồi anh Jung dẫn đi ăn ở một nhà hàng trên núi gần Seoul năm ngoái, từng sợi mực thái khúc nhỏ bằng cây đũa ăn cơm được ủ trong những chiếc chum đất nung đặt ngay ngoài vườn, mực đỏ au, trong suốt, vừa dai vừa ngọt vừa cay, thơm phức chứ chả tanh tẹo nào, thèm quá!

Nhà hàng truyền thống của Hàn và Nhật rất quan trọng việc trình bày món ăn, chén, ly, đĩa… luôn phải phù hợp với từng món, sau này tìm hiểu mới biết là nhà hàng truyền thống người ta lại không bày chén ly đĩa theo bộ nhưng rất hài hòa và việc bày món nào theo đĩa nào, chén nào là cả một nghệ thuật.

Túm lại là tự dưng nhớ mắm mực, tự dưng mún sưu tầm một số loại chén đĩa đủ loại hình thù lạ lùng (theo kiểu nhà hàng Nhật) để thỉnh thoảng bày biện cho đã đời…hờ hờ…

(Ảnh: Chum muối mực ở khu làng cổ chụp hồi năm ngoái)

 

DSC_0574

Sách tháng 5

Tiêu chuẩn

 

– Đang đọc Xuyên Mỹ của Phan Việt. (Không thích thú và ấn tượng mạnh như Nước Mỹ, nước M). Nhưng dù sao Phan Việt vẫn là một tác giả mà mình ưa thích và có đủ các tập sách cô ấy đã từng xuất bản ở nhà.

– Mua tập truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều. (Ông nội ngày xưa vẫn thường tấm tắc: Cái tay này (Nguyễn Quang Thiều) viết hay đấy!). Vẫn xúc động sâu xa khi đọc lại Những người đàn bà xóm TrạiMùa hoa cải bên sông, 2 trong nhiều truyện ngắn đăng trên VNQĐ mình đã đọc ngày mình còn nhỏ, Những người đàn bà xóm Trại quả thực là một câu chuyện rất hay về sự chờ đợi vĩ đại của những người đàn bà đứng sau lưng – nhưng là một phần của cuộc chiến, hồi xưa (hình như lớp 5-6) mình vẫn còn nhớ chi tiết hóc xương tép của 1 trong hai bà lão xóm Trại :), cũng hồi ấy, mình rất thích Mùa hoa cải bên sông, chi tiết ghi dấu ấn trong truyện là những dấu chân in trên bãi sông đầy hoa cải vàng của cô gái thuyền chài…

 

Bán tự phát :D

Tiêu chuẩn

Hai triết gia Benedetto Croce và R.G. Collingwood đã lý luận rằng, gu thẩm mỹ là một thứ “bán tự phát”. “Bán tự phát” ở đây có nghĩa: riêng biệt, nhưng liên kết.

Nói như trên, thì nhìn tranh qua con mắt của người thân – trong đó có người họa sĩ bạn yêu – cũng là một cách đánh giá nghệ thuật. Ngắn ngọn thì: bạn có thể thích một tác phẩm nhất định vì bạn thích người làm ra tác phẩm ấy; và đây không hẳn là lý do xấu, nó vừa riêng biệt, vừa liên quan tới gu thẩm mỹ của bạn. Tờ báo New York Times phản ánh rằng các buổi triển lãm tranh thiếu nhi đang lấn át tranh người lớn trên đất Mỹ. Đơn giản vì bố mẹ nào chẳng yêu con, nên họ yêu luôn tranh con mình vẽ (mặc dù con vẽ xấu, vẽ bò thành mèo, nhưng họ vẫn yêu).

(Artinfor)

Sách

Tiêu chuẩn

Ngô Bảo Châu

Vì lý do công việc, tôi hay phải dọn nhà. Cứ mỗi lần lại phải mất một vài tháng thì ngôi nhà mới xa lạ mới trở nên thân thuộc. Tôi để ý thấy thời điểm mà sự thân thuộc tăng đột biến là thời điểm khi tôi lấy sách từ trong thùng mang xếp lên kệ. Lúc xếp sách lên kệ là lúc quá khứ của ta ùa vào không gian của hiện tại.

Tôi có rất nhiều sách. Có sách đã đọc, có sách đã đọc vài lần, có sách đọc một nửa, còn có quyển mới chỉ đọc vài trang. Nhưng mất quyển sách nào là tôi biết ngay. Và tôi rất ghét các bạn mược sách mà quên trả, trong khi bản thân tôi thì cũng đôi khi giả quên.

Những quyển sách cũ hình thù xộc xệch vì thời gian là những quyển mà tôi cảm thấy gắn bó nhất. Quyển này từng vác sang Ấn độ vào mùa mưa, trang giấy hút ẩm đến quăn queo, không bao giờ tìm lại được hình hài ban đầu. Quyển này vì để cả tháng trên bàn làm việc ở trên tầng bốn tràn đầy ánh nắng trong ngôi nhà của bố mẹ tôi ở Hà Nội, nên bìa đã phai màu. Nhìn những quyển sách úa đi với thời gian cũng thân thương như xem cha mẹ, người thân, bạn bè mỗi ngày một già.

Cuộc sống của mỗi người bị hạn chế trong không gian và trong thời gian. Mỗi người chỉ có thể sống một cuộc sống, tại mỗi thời điểm chỉ có thể có một vị trí. Trang sách chính là cửa sổ mở sang những cuộc đời khác, những thế giới khác. Và cũng là chỗ để ánh sáng mặt trời dọi vào cuộc đời mình.

Đọc sách không chỉ để thỏa mãn cái ham muốn hiểu biết về vũ trụ và về cuộc sống, mà còn là cách để nuôi dưỡng sự ham muốn đó. Một câu hỏi được giải đáp sẽ mở ra hai câu hỏi mới cần được giải đáp và dắt tay ta đến những trang sách mới.

Không phải cái gì mình cũng tìm được trong sách, vì cuộc sống luôn rộng lớn hơn sách vở. Có thứ sách không dạy được ta, vì nếu chưa được cuộc đời cho ăn đòn thì ta chưa hiểu. Cũng có những chuyện nói ra thành lời thì dễ hơn viết.

Nhưng ngược lại ta có thể học bằng đọc sách nhiều hơn người ta tưởng. Nhiều chuyện khó nói ra bằng lời lắm. Quan hệ xã giao giữa con người với con người phải tuân theo mọt số quy định : cuộc sống hàng ngày của mỗi người đã đủ mêt mỏi, không nên hành hạ người khác về sự ray rứt của bản thân mình. Khi nói, mình muốn người khác phải nghe ngay. Khi viết, mình có thể để người ta đọc lúc nào cũng được. Chọn không đúng thời điểm, những thông điệp thiết tha nhất cũng trở nên lạc lõng. Lợi thế lớn nhất của sách là tính ổn định trong thời gian.

Sách là người bạn đặc biệt, lúc nào cũng sẵn sàng mở lòng với ta. Khi ta dọn nhà, bạn đi theo ta. Lúc nào bạn cũng đợi ta ở trên kệ sách.